Để giao dịch bất động sản được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất. Là một người môi giới, bạn bắt buộc phải “nằm lòng” quy trình mua bán nhà đất. Nếu đang cảm thấy bản thân vẫn chưa biết được cặn kẽ quy trình này. Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây!
I. Quy trình mua bán nhà đất là gì?
Quy trình mua bán nhà đất bao gồm các bước để thực hiện giao dịch và thủ tục pháp lý giữa hai bên mua và bán bất động sản.
Quy trình này để đảm bảo việc mua bán, các giao dịch nhà đất có thể được làm đúng theo quy định của pháp luật.

Có thể nói, thủ tục mua bán nhà đất hiện nay chính là một công cụ quan trọng để các giao dịch bất động sản được diễn ra theo đúng thứ tự, hợp pháp, và công bằng nhất cho các bên.
Đồng thời, đây còn là các thủ tục bắt buộc. pháp lý để giải quyết nếu có các vấn đề tranh chấp sau này.
Để cho việc giao dịch và mua bán được thuận lợi nhất, là một nhân viên kinh doanh bất động sản, bạn bắt buộc phải nắm kỹ quy trình này.
II. Các lưu ý quan trọng trước khi mua bán nhà đất
1. Kiểm tra kỹ các giấy tờ quan trọng
Đây là điểm bạn cần lưu ý hàng đầu khi trước khi tiến hành các quy trình mua bán bất động sản. Bạn phải đảm bảo các loại giấy tờ quan trọng như: thuế đất hàng năm, nộp lệ phí trước bạ, biên lai thuế, sổ đỏ,.. đều minh bạch về tính pháp lý.
Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều chiêu trò lừa đảo sổ hồng, sổ đỏ giả rất tinh vi. Hầu hết người mua nhà không để ý kỹ, hoặc không có đủ kiến thức nhận biết.
Để đảm bảo, bạn hãy kiểm tra kỹ thông tin sỏ đỏ như bề mặt giấy, số serie, mã vạch… Nếu như không đủ tự tin vào khả năng của mình, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý.
2. Tìm hiểu kỹ các thông tin quy hoạch
Trước khi mua, bạn cần nắm vững được thông tin nhà hay lô đất định mua có nằm trong dự án quy hoạch không.

Để bán được giá cao, nhiều người bán nhà,môi giới có thể cung cấp thông tin không chính xác. Thậm chí, có nhiều trường hợp, các dự án quy hoạch bị hoãn, treo quá lâu. Ngay cả người bán cũng không biết được thông tin quy hoạch của thửa đất.
Nếu chỉ kiểm tra qua hồ sơ hay các giấy tờ thì bạn sẽ không biết chắc được các thông tin này. Tốt nhất, bạn nên mang sổ đỏ photo đến UBND quận, huyện của khu vực để tra cứu thông tin.
3. Kiểm tra BĐS có bị tranh chấp hay thế chấp không?
Bất động sản định mua có nằm trong diện bị thế chấp không? Nếu có thì thế chấp cho ngân hàng, đơn vị nào? Nếu BĐS được thế chấp ở ngân hàng thì yêu cầu đặc cọc phải cần chuẩn bị các thủ tục nào? Đây là các câu hỏi bạn phải giải đáp cặn kẽ trước khi muốn mua 1 BĐS nào.
Với các vấn đề tranh chấp, việc kiểm tra sẽ mất khá nhiều thời gian hơn. Thường với các tranh chấp lớn, có thể dễ dàng nắm bắt thông tin bằng nhiều cách. Chẳng hạn như: tìm tra cứu thông tin trên Internet, cơ quan chính quyền hoặc thông tin dữ liệu của VPCC.

Việc nắm bắt được những tranh chấp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Giả sử các tranh chấp “ngầm” với hàng xóm như lối đi, hàng rào,.. Những kiểu tranh chấp này tuy nhỏ nhưng sẽ gây rất nhiều rắc rối sau này, đặc biệt là khi bạn muốn mua nhà để an cư.
Bạn có thể hỏi thăm, tìm hiểu thông tin từ hàng xóm xung quanh. Hoặc cũng có thể hỏi trưởng khu phố, UBND phường, xã để biết cặn kẽ về các tranh chấp này.
4. Nên tới ngân hàng để thực hiện các bước thanh toán
Giao dịch mua bán nhà đất thường có giá trị lớn. Do đó, để đảm bảo an toàn và ránh rủi ro, bạn nên tiến hành các giao dịch thanh toán tại ngân hàng.
Bởi, với số tiền giao dịch lớn, ngân hàng sẽ có các thủ tục, chứng từ đảm bảo. Các chứng từ này có thể minh chứng, bạn đã thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng.
III. Các bước của một quy trình mua bán nhà đất
Quy trình này cũng có nhiều loại: chẳng hạn thủ tục mua bán đất có sổ đỏ, quy trình mua bán đất thổ cư,…Mỗi trường hợp sẽ bớt đi hoặc phát sinh thêm một vài bước khác nhau. Nhưng nhìn chung, về cơ bản, quy trình này có những bước như sau.
Bước 1: Đặt cọc tiền
Thông thường, đây cũng là bước để các bên thương lượng trước với nhau. Thống nhất bên chi trả cho các bước thanh toán tiền khi mua nhà sau này.
Trong bước này: bên mua sẽ chuyển cho bên bán một khoản tiền, khoản này được gọi là tiền cọc. Số tiền này để đảm bảo cho giao dịch và thực hiện hợp đồng.

Lưu ý:
- Việc đặt cọc tiền hải được đồng thuận nhất trí của cả hai bên.
- Đọc kỹ thông tin và cẩn thận về từ ngữ trong giấy tờ đặt cọc (những từ ngữ khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau, tránh hệ lụy về sau).
Bước 2: Công chứng trong quy trình mua bán nhà đất
Để làm các loại giấy tờ này, bạn cần đến văn phòng công chứng. Thủ tục giấy tờ trong mua bán nhà đất bao gồm những giấy tờ như sau:
Đối với bên bán nhà đất:
- Chứng nhận quyền sở hữu đất (Sổ đỏ)
- Những giấy tờ tùy thân: giấy CMND hay passport của vợ hoặc chồng
- Sổ hộ khẩu bản gốc
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn hoặc độc thân)
- Hợp đồng ủy quyền mua bán (trong trường hợp bán thay chủ nhà).

Đối với bên phía người mua đất:
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc passport.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân.
Cả 2 bên đều có thể soạn trước hợp đồng. Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ, bạn có thể mang trước một bộ photo đến văn phòng công chứng để kiểm tra. Đồng thời nhờ họ tư vấn thêm nếu cần sửa hay bổ sung.
Sau khi văn phòng công chứng xác nhận giấy tờ đầy đủ và hợp pháp. Lúc này, bạn có thể hẹn bên người bán/ người mua để ký hợp đồng công chứng.
Bước 3: Kê khai tài chính và đóng thuế
Bạn cần phải đóng các loại thuế khi mua bán nhà đất. Tới bước này, những giấy tờ bạn đã công chứng trước đó sẽ nộp tại phòng thuế đối với đất ở quận nội thành. Còn nếu đất ở huyện thì phải nộp ở chi cục thuế.
Những phí sẽ phải trả trong bước này, gồm có: Bên mua sẽ thường sẽ trả lệ phí trước bạ. Còn bên bán sẽ chịu lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng bất động sản.
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm bộ hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Bản sao, bản chụp sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó
- Hợp đồng sang nhượng nhà đất
- Giấy tờ xác định đối tượng được miễn thuế (nếu có)
Bước 4. Nộp hồ sơ để sang tên sổ đỏ
Đây là bước bắt buộc phải có đối với thủ tục mua bán đất có sổ đỏ. Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, các tài sản đi kèm với đất
- Bản gốc của các giấy chứng nhận đã cấp
- Hợp đồng chuyển nhượng đất đai đã công chứng
- Giấy tờ tùy thân: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
- Sổ đỏ bắt buộc phải có có trong quy trình mua bán nhà đất
IV. Các bước để nộp hồ sơ mua bán nhà đất
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Người mua sẽ mang nộp tất cả hồ sơ tại phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Nếu đất tại xã, thị trấn thì hộ, cá nhân thì có thể nộp tại UBND xã nếu có nhu cầu.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trong 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn việc bổ sung hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu:
Văn phòng đăng ký sẽ có trách nhiệm gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế. Sau đó, cơ quan thuế sẽ xác định, thông báo nghĩa vụ về tài chính đối với các bên.
Với bên mua: Khi nhận được thông báo thì nộp số tiền theo như thông báo tại cơ quan thuế.
Bước 4. Trả kết quả:

Thông thường, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, kết quả sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận. Còn đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa thì thời gian sẽ tăng lên thêm 10 ngày.
Bước 5. Nhận giấy chứng nhận sử dụng đất
Sau khi các bên thực hiện xong các bước từ giấy tờ đến nộp thuế. VP đăng ký hay UBND xã, thị trấn sẽ trực tiếp trao trả. Hoặc thông báo cho bạn đến nhận giấy tờ, chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc nắm được quy trình mua bán nhà đất, cách nộp hồ sơ. Không chỉ giúp bạn có thể thực hiện đúng quy trình một cách nhanh chóng, mà còn giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra về sau.
Trả lời