Shophouse là gì? Có nên đầu tư vào shophouse không? Đây là những câu hỏi đang được người đầu tư, môi giới bất động sản quan tâm. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu hình thức bất động sản này, cũng như ưu, nhược điểm của nó. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Shophouse là gì?
Shophouse-tên tiếng Việt là nhà phố thương mại. Đây là loại bất động sản kết hợp căn hộ để ở với nơi kinh doanh.

Tuy đã khá phổ biến trên trên thị trường thế giới. Nhà phố thương mại shophouse đã có từ rất lâu ở nước lớn. Như: dãy phố Geylang (Singapore), Rodeo Drive LA,…
Nhưng ở Việt Nam, thì shophouse chỉ mới được hình thành và phát triển gần đây. Song, với những ưu điểm lớn hơn so với các loại hình bất động sản khác. Nó đã dễ dàng tạo cơn sốt, giành được ưu ái lớn của giới đầu tư, người môi giới,…
Ưu điểm của shophouse là gì?
Vị trí thuận lợi kinh doanh
Ưu điểm hàng đầu phải kể đến của shophouse là gì? Đó là vị trí. Vị trí luôn yếu tố tiên quyết đảm bảo cho việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse.

Vì mục đích chính là kinh doanh, nên shophouse thường ở tầng trệt những khu chung cư lớn. Hoặc đa phần thường nằm ở mặt tiền những cung đường, giao lộ lớn.
Bên cạnh đó, các căn shophouse thường có thêm chỗ đỗ xe ở đằng trước. Do đó, khi kinh doanh tại các căn shophouse sẽ vô cùng thuận tiện, lượng khách hàng tiếp cận được cũng lớn hơn.
Số lượng hạn chế
Các dự án chung cư tầm trung, số căn shophouse chỉ có tầm 2-3% trên tổng số lượng căn hộ. Còn với các dự án lớn hơn, số lượng căn shophouse cũng chỉ có thể lên tới 5%.
Do sở hữu vị trí vô cùng đắc địa, số lượng tung ra thị trường lại không nhiều. Mà nhu cầu của thị trường đối với nhà phố thương mại shophouse lại rất lớn. Vì vậy số lượng shophouse lại càng khan hiếm.
Thiết kế tiện lợi

Thông thường shophouse sở hữu thiết kế tiện lợi với các khu riêng biệt. Vì vậy, có thể sử dụng được với nhiều chức năng khác nhau như:
- Làm cửa hàng quần áo: Với vị trí thuận lợi, có thiết kế đẹp. Cùng với việc tách biệt ở-kinh doanh, shophouse là lựa chọn lý tưởng để mở cửa hàng.
- Bạn có thể mở quán cà phê, nhà hàng ẩm thực ăn uống,… Với ưu điểm của shophouse, đây là loại hình kinh doanh dễ dàng sinh lời.
- Cho thuê để làm văn phòng: Shophouse thường có thiết kế đẹp, nằm ở vị trí đắc địa, mặt đường lại lớn. Đây là tất cả tiêu chí lý tưởng mà bất kỳ văn phòng công ty, tập đoàn lớn nào cũng cần đến.
Doanh thu từ cho thuê cao
Với tỉ lệ doanh thu của nhà phố thương mại shophouse có thể lên tới khoảng 8-12% trên 1 năm. So với cho thuê chung cư hay lãi suất ngân hàng thì doanh thu lớn hơn rất nhiều.
Đầu tư vào căn hộ shophouse cũng rủi ro cũng ít hơn so với đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bởi lẽ đó, đây luôn là “lựa chọn lý tưởng” cho giới đầu tư.
Kết hợp ở-kinh doanh
Như đã nói ở trên, với thiết kế 2 khu ở-kinh doanh tách biệt nhau. Đảm bảo sự riêng tư, tiện lợi để sinh sống. Nên có thể tiết kiệm, dùng không gian này với cả 2 chức năng song song.
Nhờ đó, khi sở hữu shophouse, bạn vừa có thể mở cửa hàng. Đồng thời, có thể sinh sống ngay tại đây.
Nhược điểm căn hộ shophouse là gì?
Từ những điểm kể trên, có thể thấy, shophouse là một lựa chọn vô cùng “lý tưởng”, đáng để đầu tư. Vậy thì nhược điểm của shophouse là gì?
Tuy gây sốt thị trường bất động sản, được giới đầu tư ưu ái. Nhưng hình thức bất động sản này vẫn có những nhược điểm nhất định. Dưới đây là những điểm bạn cần lưu ý trước khi muốn đầu tư vào loại hình này:
Giá sẽ khá cao
Sỡ hữu những ưu điểm kể trên như: vị trí vô cùng đắc địa , số lượng lại ít, cung không đủ cầu. Thì giá thành shophouse cao cũng là điều hiển nhiên.
Bởi vì được giới đầu tư “săn lùng”, số lượng lại hiếm hoi. Nên hiện tại, việc mua được một căn nhà phố thương mại shophouse rất khó khăn. Thậm chí, tại các dự án, tình trạng “bốc thăm” hay cạnh tranh nhau cũng thường diễn ra.
Phải phụ thuộc dân cư xung quanh
Có thể nói, điều kiện quan trọng hàng đầu để kinh doanh tốt tại shophouse chính là đặc điểm dân cư xung quanh.

Với những dự án được nằm ở vị trí mật độ dân cư cao, thì không những tận dụng được lượng khách hàng là dân cư sống gần đó. Mà còn hấp dẫn được lượng khách bên ngoài. Kinh doanh tại shophouse cũng sẽ dễ dàng sinh lời hơn.
Và ngược lại, mật độ dân cư thấp, nhu cầu cũng thấp, khách hàng khan hiếm thì kinh doanh chắc chắn cũng không thuận lợi.
Vì giá thuê, đầu tư khá cao. Nên trước khi quyết định đầu tư loại bất động sản này, ngoài yếu tố chọn loại hình kinh doanh gì, thiết kế, giá thành,… Thì thông tin về đặc điểm dân cư xung quanh của dự án đó cũng là điều mà người đầu tư cần tìm hiểu.
Quyền sở hữu
Các căn shophouse thường sẽ có sổ đỏ. Song, sổ đỏ này chỉ có hiệu lực vòng 50 hay 70 năm thôi. Đây là điều bạn cũng nên cân nhắc.
Trên đây là những giải đáp loại hình nhà phố thương mại shophouse. Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ giải đáp được thắc mắc shophouse là gì? Đồng thời có kế hoạch đầu tư cho một loại hình kinh doanh bất động sản mới rất hấp dẫn này.
Trả lời